Cân bằng điện tử DSC là gì? Công dụng như thế nào?

Hiện nay, hầu hết các mẫu ô tô đời mới đều tích hợp rất nhiều chức năng hỗ trợ cho người lái tránh khỏi những nguy cơ tiềm ẩn, giúp quá trình lái xe an toàn hơn. Một trong những tính năng thông minh được nhiều người đánh giá cao là cân bằng điện tử DSC. Vậy loại cân bằng điện tử này là gì? Có công dụng như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

cân bằng điện tử DSC

Cân bằng điện tử DSC là gì?

Cân bằng điện tử DSC là hệ thống điều khiển ổn định động học, có tên gọi theo tiếng Anh là Dynamic Stability. Hệ thống này có khả năng chống bó cứng phanh ABS, kiểm soát hệ thống treo, kiểm soát ổn định tự động và phanh góc CBC.

Nguyên lý hoạt động của DSC là theo dõi tốc độ của bánh xe, kết hợp cùng với cảm biến của gia tốc ngang và dọc để có hướng xử lý kịp thời.

Cân bằng điện tử DSC là hệ thống điều khiển ổn định động học trên xe ô tô

Khi phát hiện thấy dấu hiệu trượt bánh, hệ thống cân bằng điện tử DSC sẽ tự động điều khiển để trở về trạng thái cân bằng. Tùy theo từng loại bánh xe, DSC sẽ điều khiển tối ưu đầu ra trong hệ thống bảo vệ chống trượt. Kết hợp với đó là hệ thống kiểm soát lực kéo TCS và hệ thống phanh chống bó cứng 4 bánh hoạt động đồng thời. Ngay cả khi xe đang vào cua ở đường trơn trượt đều được kích hoạt bởi hệ thống DCS, nhằm duy trì sự ổn định cho xe tránh những nguy hiểm đó.

Ví dụ: Khi xe mới bắt đầu hướng ra khỏi khúc cua thì phanh bánh xe bên trong sẽ tự động giảm động cơ để ngăn chặn việc trượt bánh. Ngược lại, khi xe hướng vào trong đường cua hay đi quá tốc độ, DCS sẽ khởi động chức năng bằng cách giảm động cơ ở bánh xe bên ngoài. Điều này, giúp đảm bảo an toàn cho người vận hành trong suốt quãng đường di chuyển.

Xem thêm: Mazda CX-5 2020: [Hé lộ giá] ưu đãi, hình ảnh mới nhất

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử DSC

Hệ thống DSC bao gồm 5 bộ phận chính cấu tạo nên bao gồm:

  • Cảm biến tốc độ bánh xe
  • Bộ điều khiển thủy lực
  • cảm biến góc lái
  • Bộ xử lý điều khiển động cơ
  • Hệ thống trượt & cảm biến gia tốc ngang.

Trong đó, việc xác định trạng thái thực tế khi chuyển động của xe dựa vào cảm biến tốc độ ở bánh và góc đánh lái cũng như gia tốc ngang ở thận xe.

Khi có tín hiệu truyền tới bộ điều khiển trung tâm, máy tính sẽ đưa ra các lệnh điều khiển sau khi so sánh với góc quay vô lăng để ra kết quả. Có thể giảm công suất hoặc ra lệnh điều khiển phanh, để giúp xe trở về trạng thái an toàn nhanh chóng theo đúng những gì mà người lái xe mong muốn.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử DSC

Hệ thống cân bằng điện tử DSC còn có tác dụng trong việc giảm áp suất và kiểm soát dầu phanh nếu có tác động không tốt lên xi lanh của ô tô. Ngoài ra, khi có sự chênh lệch về lực phanh ở các bánh thì hệ thống này sẽ kích hoạt và làm tăng áp suất dầu vào ở khu vực cần thiết.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý rằng hệ thống bó cứng không tự động hoạt động như cảm biến góc đánh lái hay góc quay xe. Hệ thống này chỉ hoạt động khi bánh xe có nguy cơ hỏng hay người lái thực hiện thao tác đạp phanh.

Công dụng của hệ thống DSC

Sau khi đã tìm hiểu chi tiết về hệ thống cân bằng điện tử DSC cũng như cấu tạo của nó thì chúng ta sẽ hiểu được công dụng của hệ thống này. Bao gồm:

  • Công dụng của hệ thống DSC là giúp người lái giảm nguy cơ tai nạn khi đang đi trên đường bằng cách duy trì kiểm soát cân bằng khi xe gặp phải các điều kiện bất lợi.
  • Một công dụng nữa có thể kể đến là DSC có thể kết hợp cùng với lực phanh điện tử EBD và chống trượt TCS để mang đến hiệu quả tăng cường. Khi đó EBD sẽ tác dụng lên mỗi bánh xe để điều khiển lực, TCS sẽ điều khiển lực kéo khi xe tiến lên phía trước, trong khi DSC có nhiệm vụ kiểm soát cân bằng.
  • DSC còn có nhiệm vụ giúp cho xe giữ ổn định khi có dấu hiệu trượt ngang, văng đuôi hay tự dưng đánh lái đột ngột.
Công dụng của hệ thống DSC là giúp người lái giảm nguy cơ tai nạn khi đang di chuyển

Xem thêm: Mazda Bình Tân: Bảng giá, thông tin xe & ưu đãi mới 

Những lưu ý về cân bằng điện tử DSC

Ngoài những công dụng kể trên, hệ thống cân bằng điện tử DSC cũng có những hạn chế nhất định và không thể đảm bảo an toàn trong tất cả các tình huống. Các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của DSC trong việc kiểm soát cân bằng cho xe bao gồm: Điều kiện đường xá, tốc độ xe, đầu vào lái xe… Vì thế, thay vì phụ thuộc vào hệ thống cân bằng điện tử, chúng ta nên tạo thói quen lái xe an toàn mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là khi trời mưa hay ở đoạn đường có khúc cong.

Ngoài ra DSC không phải thiết lập cho tất cả các dòng xe. Do đó, trước khi lựa chọn bất kỳ dòng xe nào các bạn cần tìm hiểu kỹ về tính năng của nó để chủ động hơn khi vận hành.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về hệ thống cân bằng điện tử DSC trong việc kiểm soát cân bằng cho xe khi gặp sự cố ở đường trơn trượt hay có nguy cơ gặp tai nạn. Hy vọng những chia sẻ này sẽ các bạn sẽ hiểu rõ hơn về chức năng của hệ thống để đưa ra lựa chọn an toàn khi lái xe.

Nguồn: https://mazdamiennam.com

Văn Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Don`t copy text!
0833223434