Hệ dẫn động 4 bánh là gì? Phân loại hệ dẫn động 4 bánh 

hệ dẫn động 4 bánh là gì 0

Hệ dẫn động của một chiếc xe gắn liền với khả năng vận hành và trải nghiệm đối với người dùng. Do đó nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trên mỗi dòng xe hơi hiện nay. Hơn nữa sự đa dạng trong hệ dẫn động cũng khiến người dùng cảm thấy khó lựa chọn.

Trong bài viết sau, hãy cùng mazdamiennam.com tìm hiểu chi tiết về khái niệm hệ dẫn động 4 bánh là gì và các ưu nhược điểm của từng loại hệ dẫn động nhé!

Hệ dẫn động 4 bánh là gì?

Hệ dẫn động 4 bánh là một thành tố quan trọng góp phần đem lại sự vận hành mạnh mẽ cho cả chiếc xe. Nhờ sự phân bổ công suất và mô-men xoắn một cách khoa học từ động cơ tới bánh xe. 

Hệ dẫn động 4 bánh ở mỗi hãng xe sẽ không giống nhau, hơn nữa tên gọi của chúng cũng khác nhau hoàn toàn. Chẳng hạn chiếc Mercedes-Benz có hệ dẫn động 4Matic, xe Audi sẽ có hệ dẫn động Quattro…. Sau tất cả, các loại hệ dẫn động đều hướng tới một mục đích chung là cung cấp khả năng tùy biến, phục vụ nhu cầu của người lái xe.

hệ dẫn động 4 bánh là gì 1
Hệ dẫn động 4 bánh là gì? Nó là một yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ sự vận hành của xe một cách trơn tru và thuận lợi.

Ưu nhược điểm của các loại hệ dẫn động 4 bánh là gì?

Trên thực tế, hệ dẫn động 4 bánh sẽ có 4 loại khác nhau, đó là:

Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian (Part-time 4WD)

Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian thường được lắp đặt cho các dòng xe địa hình, có thiết kế gầm cao như SUV hoặc xe bán tải. Ở chế độ lái thông thường, xe sẽ chạy ở chế độ dẫn động 1 cầu (2WD). 

Tuy nhiên khi cần di chuyển đến những địa điểm gập ghềnh, bạn hãy gạt cần số gài cầu để kích hoạt hệ dẫn động, giúp đẩy năng lượng từ động cơ đến cả 4 bánh. Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian thường được cấu tạo gồm 3 chế độ gài cầu:

  • Chế độ 2H: Đây là chế độ dẫn động 1 cầu tốc độ cao, lý tưởng khi di chuyển trên địa hình bình thường. 
  • Chế độ 4H: Đây là chế độ dẫn động 2 cầu tốc độ cao, lý tưởng khi di chuyển trên địa hình có bề mặt ẩm ướt, trơn trượt. 
  • Chế độ 4L: Đây là chế độ dẫn động 2 cầu tốc độ chậm, lý tưởng khi di chuyển trên địa hình nhiều bùn lầy, dốc cao, gập ghềnh…

Ưu điểm:

  • Hệ dẫn động Part-time 4WD có cấu tạo đơn giản, vì thế vừa dễ sử dụng vừa có giá thành tương đối rẻ so với các hệ dẫn động khác. 
  • Ít tiêu hao xăng.

Nhược điểm:

  • Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian thường không có vi sai trung tâm, gây khó khăn khi lái qua các khúc cua, tốt nhất không nên sử dụng hệ dẫn động này trên mặt đường khô hay cứng. Dù vậy, cũng có một số hãng xe đã tích hợp thêm vi sai trung tâm để khắc phục nhược điểm.
  • Đòi hỏi tay nghề của người lái xe bởi lẽ họ cần chủ động kích hoạt hệ dẫn động, chứ không phải do hệ thống điều khiển.
hệ dẫn động 4 bánh là gì 2
Cấu tạo hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian Part-time 4WD

Hệ dẫn động 4 bánh thường xuyên (Permanent 4WD)

Hệ dẫn động này bỏ qua chế độ 1 cầu chủ động. Vì sở hữu vi sai trung tâm, nên nó sẽ có khá nhiều lợi thế như:

Ưu điểm:

  • Xe gắn hệ dẫn động 4 bánh thường xuyên có thể sử dụng trên mọi địa hình khác nhau, dù là khắc nghiệt nhất. 
  • Người lái xe không cần lựa chọn chế độ thủ công mà chỉ cần tập trung điều khiển là được.

Nhược điểm: 

  • Hệ dẫn động 4 bánh thường xuyên có cấu tạo phức tạp do đó giá thành của nó khá cao. 
  • Hao xăng hơn so với các loại hệ dẫn động 4 bánh khác.

Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (Full-time 4WD)

Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian có cơ chế hoạt động như sau: Mô-men xoắn tự động truyền năng lượng đến các trục để tăng độ bám đường. Với hệ dẫn động này, bạn có thể thiết lập sẵn chế độ “Auto 4WD” để xe tự động hoặc ngừng kích hoạt tùy vào môi trường và địa hình. Điển hình trên các dòng xe Mazda CX5 AWDMazda CX8 AWD.

Ưu điểm:

  • Dễ vận hành.
  • Bất kỳ ai cũng có thể lái xe mà không cần lo lắng việc tự kích hoạt chế độ. 

Nhược điểm: 

  • Người lái xe không làm tự động điều khiển hệ dẫn động khi chạy trên địa hình gồ ghề, dễ gây nguy hiểm.
  • Giá thành cao.
hệ dẫn động 4 bánh là gì 3
Cấu tạo hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (Full-time 4WD)

Hệ dẫn động tất cả các bánh (AWD)

Đây là hệ thống dẫn động mà năng lượng liên tục truyền về cả 4 bánh xe. 

Ưu điểm:

  • Hệ dẫn động tất cả các bánh có khả năng phân bổ lại mô-men xoắn một cách tự động, giúp di chuyển linh hoạt và an toàn.
  • Dễ dàng điều khiển xe, cho trải nghiệm lái mượt mà.
  • Thích hợp với những dòng xe thiết kế nhỏ gọn, kích thước vừa phải. 
  • Không tiêu hao quá nhiều nhiên liệu.
  • Nhờ trang bị động cơ điều khiển hoàn toàn tự động nên bất kỳ ai cũng có thể an tâm lái ở mọi địa hình. 

Nhược điểm:

  • Chức năng tự động vốn là con dao hai lưỡi, bởi khi gặp những đoạn đường xấu, người lái không thể tự điều khiển theo ý muốn.
  • Giá thành của hệ dẫn động tất cả các bánh thường đắt đỏ hơn các loại khác. 
  • hệ dẫn động 4 bánh là gì 4
    Cấu tạo hệ dẫn động tất cả các bánh (AWD)

Tin liên quan: AWD và 4WD: Ý nghĩa và cách nhận biết

Lời kết

Như vậy với những thông tin trên đây, bạn đã nắm rõ khái niệm hệ dẫn động 4 bánh là gì, kèm theo đó chúng tôi còn đưa ra các đánh giá ưu nhược điểm của từng loại. Hy vọng bạn sẽ tìm được cho mình một thiết bị phù hợp nhu cầu nhé!

Thông tin liên hệ:

Mai An

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Don`t copy text!
0938908397