Hệ thống chống bó cứng phanh ABS và những thông tin liên quan

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có vai trò vô cùng quan trọng khi vận hành xe, đặc biệt là ở những trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, tính năng này mới được thịnh hành nên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ, nhất là đối với phụ nữ. Do đó, chúng tôi sẽ có những chia sẻ hữu ích dưới đây, để các bạn hiểu rõ hơn về hệ thống này.

hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?

Hệ thống ABS có tên gọi đầy đủ theo tiếng Anh là Anti – lock Brake. Đây là hệ thống chống bó cứng phanh được tích hợp trên các dòng xe ô tô cao cấp. Hệ thống này được nghiên cứu chế tạo bởi nhà sản xuất Bosch, chuyên về các thiết bị phụ trợ với tên gọi theo tiếng Đức là Antiblockiersystem.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS được tích hợp trên dòng xe ô tô cao cấp

Được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1970 tại Mỹ nhưng thiết bị này đã được người dùng đánh giá cao về mức độ an toàn. Từ đó, giúp giảm đáng kể tai nạn giao thông cho con người, đồng thời giảm cả về mức độ tai nạn nếu có. Đã có rất nhiều thử nghiệm được tiến hành để đánh giá hiệu quả của ABS và đều cho kết quả khả quan suốt từ thời gian đó cho đến thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Mazda 2 2020: [Hé lộ giá] khuyến mãi, hình ảnh mới nhất

Cấu tạo và nguyên lý của hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Trước khi sử dụng bất kỳ dòng xe mới nào, chúng ta nên dành ra chút thời gian để tìm hiểu về các ký tự hiển thị trên xe. Khi vận hành xe trong điều kiện bình thường, chúng ta không cần dùng đến ABS nên sẽ không hiểu rõ được những hiệu quả mà nó mang lại. ABS chỉ hoạt động khi xe có sự cố bất ngờ, khiến cho người lái đạp phanh đột ngột để giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Về cấu tạo

Cấu tạo của hệ thống chống bó cứng phanh ABS bao gồm các bộ phận quan trọng sau:

  • Bộ điều khiển chống bó cứng phanh.
  • Bộ điều khiển thủy lực ECU.
  • Bộ cảm biến bánh trước xe ô tô.
  • Bộ cảm biến bánh sau xe ô tô.
  • Đèn cảnh báo ABS.
  • Thiết bị điều áp và một số phụ kiện khác

Hệ thống ABS được thiết kế theo nhiều kiểu hoạt động khác nhau như: dạng phanh thủy lực ABS, dạng phanh khí nén ABS…

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS dựa trên cảm biến của các loại bánh xe sau và trước để xử lý các thông tin. Sau khi được kích hoạt, van mở hoặc đóng ngay lập tức sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Nếu người cầm lái đạp phanh với một lực thật mạnh, tiếp theo là bộ phận phanh trong mỗi bánh xe sẽ được dầu thắng đẩy đến. Sau đó, phần cảm biến của bộ điều khiển thủy lực ECU sẽ thu thập và xử lý thông tin để nhận biết tình huống tiếp theo, đặc biệt là tình trạng xe sắp bị khóa cứng. Cuối cùng dầu thắng sẽ không được cấp đến bánh bằng các van khóa tự động.

Khi xe đã dần ổn định thì van sẽ được mở để bơm dầu trở lại và xe vẫn có thể hoạt động bình thường mà không bị bó cứng như đối với các dòng xe không có hệ thống này.

Xem thêm: Bảng giá xe Mazda cập nhật mới nhất | Mazda Hồ Chí Minh

Một số lưu ý về hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Khi vận hành các dòng xe có tích hợp hệ thống ABS, các bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, ABS giúp quá trình phanh gấp được an toàn hơn, nhờ đó tránh được nhiều tai nạn nguy hiểm. Tuy nhiên, hệ thống này không có khả năng làm giảm quãng đường phanh. Nếu muốn tích hợp chức năng này trên ô tô của mình thì có rất nhiều phương pháp khác hiệu quả và kinh tế hơn.

Thứ hai, vai trò chủ yếu của hệ thống này là giúp chống trượt khi phanh gấp, sau đó kiểm soát được hướng lái tiếp theo.

Thứ ba, không phải lúc nào hệ thống chống bó cứng phanh cũng mang lại an toàn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng cũng như kinh nghiệm của lái xe.

Một số lưu ý về hệ thống chống bó cứng phanh ABS

Thứ tư, với những xe có lắp hệ thống ABS và không được tích hợp cũng không có sự khác nhau là mấy. Do đó, nhiều người hay bỏ qua tính năng này trên xe hoặc không chú ý đến nó. Tuy nhiên, có một số người lại quá chú trọng đến ABS nên hay cố tình phóng nhanh vượt ẩu, trong khi có người lại rất cẩn thận ngay cả khi có hệ thống này.

Thứ năm, nếu trong trường hợp khẩn cấp, tài xế luôn phải ghi nhớ hai động tác quan trọng đó là nhấn và lái thay vì nhấn rồi nhả. Như vậy, sẽ góp phần hạn chế được những đáng tiếc xảy ra cho cánh tài xế.

Thứ sáu, lái xe không nên quá phụ thuộc vào hệ thống ABS mà luôn lái xe nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình. Đặc biệt, là ở những nơi có nhiều đoạn đường cua hay đường trơn trượt.

Thứ bảy, nếu chưa thực sự quen với tính năng chống bó cứng phanh ABS, các bạn nên tìm một con đường hẻo lánh để thử nghiệm và đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Trên đây là những phân tích chi tiết về hệ thống chống bó cứng phanh ABS được thiết lập trên các dòng xe ô tô cao cấp. Hy vọng bài viết từ mazdamiennam.com giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về chức năng này nhưng không quá phụ thuộc vào nó để đảm bảo an toàn trong quá trình lái xe.

Văn Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Don`t copy text!
0833223434