Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA và những thông tin cần biết

Hệ thống phanh khẩn cấp BA được tích hợp trên ô tô, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông ở những trường hợp đặc biệt, nhờ đó đảm bảo an toàn cho người lái. Vậy hỗ trợ phanh khẩn cấp BA là gì? Nguyên lý hoạt động? Vai trò như thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

Lịch sử hình thành hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

Hỗ trợ phanh khẩn cấp BA hay còn gọi là BAS, có tên tiếng Anh là Brake Assist, được phát triển trong khoảng thời gian từ năm 1992 cho đến năm 1996. Ban đầu BA do hãng TRW/Lucas – Verity và Daimler – Benz nghiên cứu sản xuất trên hai dòng xe là Mercedes – Benz SLK – Class và Mercedes – Benz S – Class.

Lịch sử hình thành hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

Sau khi BA mang lại thành công cho Mercedes – Benz, thì Volvo, BMW gấp rút nghiên cứu và phát triển hệ thống BA này. Tuy nhiên, ở dòng xe Volvo chỉ phát triển cảnh báo va chạm trên hệ thống phanh tự động vào năm 1998 trên mẫu S80 hay còn có tên gọi là Collision Warning with Auto Brake – CWAB.

Xem thêm: Mazda 6 2020: [Tiết lộ giá] ưu đãi, hình ảnh mới nhất

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của BA

Để biết được nguyên lý hoạt động chi tiết của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA này, trước hết chúng ta cần hiểu về cấu tạo.

cấu tạo của hệ thống phanh khẩn cấp

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA được cấu tạo bởi 9 bộ phận bao gồm:

  • Cảm biến mở
  • Bộ xử lý trung tâm
  • Cảm biến tốc độ
  • Màng gắn cảm biến
  • Nam châm
  • Xi lanh phanh chính
  • Khoang công tác
  • Khoang chân không
  • Bàn phanh.

Trong đó, các bộ phận chính rất quan trọng của hệ thống này là: Cảm biến tốc độ giúp kiểm soát bàn đạp phanh về trạng thái, bộ điều khiển ECU trung tâm và bộ phận khuếch đại lực phanh.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh BA khẩn cấp

Để hệ thống này hoạt động có hiệu quả, nhà sản xuất sẽ tích hợp phanh BA khẩn cấp cùng với hệ thống phân phối EBD là lực phanh điện tử và hệ thống phanh ABS bó cứng. Khi tài xế đạp phanh gấp, các cảm biến được gắn trong đó sẽ phát hiện ra, từ đó hoạt động tự động của BA sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều.

Tiếp đến, cảm biến sẽ truyền tín hiệu vào bộ xử lý ECU trung tâm, bộ van điện cấp khí nén sẽ được kích hoạt ngay lập tức rồi truyền tới bộ khuếch đại lực phanh. Khi đó, người lái sẽ được hỗ trợ một lực phanh cực mạnh để đạp phanh, giúp cho chiếc xe được giảm tốc kịp thời mà không gây nguy hiểm cho người trên xe. Ngay khi phanh được tài xế ngừng đạp, hệ thống BA sẽ lập tức ngừng kích hoạt.

Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về chức năng của BA, nhà sản xuất đã thực hiện rất nhiều thử nghiệm khác nhau và đều mang lại kết quả khả quan. Với một chiếc xe chạy với vận tốc 100km/ h, nếu có BA thì sẽ dừng lại trong khoảng 40 mét nhưng nếu không có hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp này thì phải mất 70 mét.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh BA khẩn cấp

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp giúp lái xe an toàn hơn trên mọi cung đường nhưng không phải dòng xe nào cũng được tích hợp chức năng này mà chỉ ở dòng cao cấp. Thông thường, cùng với BA là bộ phận phân tích dữ liệu để người dùng ghi lại các động tác phanh của mình nhằm hỗ trợ trong những trường hợp khẩn cấp tiếp theo.

Tuy nhiên, hệ thống này cũng có những hạn chế nhất định là làm cho phanh bị bó cứng khi được kích hoạt đến mức cao nhất. Khi đó, xe sẽ bị trượt bánh nên gây nguy hiểm cho những người ngồi trên xe.

Xem thêm: Bảng giá xe Mazda cập nhật mới nhất | Mazda Hồ Chí Minh

Vai trò của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn khấp BA

Trong trường hợp người sử điều khiển xe lơ đễnh hay gặp các tình huống bất ngờ cần xử lý gấp thì khi đó lực phanh sẽ rất yếu, dẫn đến tai nạn nguy hiểm. Trong khi đó, nếu cầm lái ở trạng thái chủ động thì lái xe có thể tính toán được lực phanh vừa đủ để dừng lại với quãng đường phù hợp.

Tuy nhiên, khi người lái có tác động phanh không đủ do gặp phải những tình huống khẩn cấp thì cần có hệ thống BA, giúp hỗ trợ phanh khẩn cấp hiệu quả. Khi đó, không chỉ quãng đường để dừng lại được rút ngắn mà còn giảm thiểu tối đa những tai nạn có thể xảy ra. Để sử dụng hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA, xe cần  trang bị thêm hệ thống cân bằng điện tử và chống bó cứng phanh. Như vậy, quá trình lái xe sẽ trở nên an toàn hơn trên mọi cung đường.

Vai trò của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn khấp BA

Có một điều cần lưu ý rằng hệ thống BA chỉ hỗ trợ phanh gấp trong trường hợp khẩn cấp nhằm rút ngắn quãng đường cần dừng lại chứ không dừng hoàn toàn ngay được. Vì thế, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho chính bản thân mình, lái xe cần tập trung cao độ để chủ động xử lý các tình huống khẩn cấp một cách khẩn trương.

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA cũng như vai trò của ứng dụng này mang lại đối với lái xe. BA giúp người lái xử lý phanh trong những tình huống khẩn cấp nhưng cũng không đảm bảo chắc chắn về mức độ an toàn trong mọi trường hợp. Vì thế, các bạn nên tập trung khi lái xe để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Nguồn: https://mazdamiennam.com

Văn Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Don`t copy text!
0833223434