Nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu?

Nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Người Việt có xu hướng “sính ngoại” yêu thích các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài như ô tô, đồ nội thất, đồ điện tử,… Tuy nhiên dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc lại có mức giá cao hơn, các khoản thuế lớn hơn so với ô tô lắp trong nước. Vậy nên chọn xe nhập khẩu hay xe trong nước? Cùng tìm câu trả lời tại nội dung bài viết sau đây.

Ngất ngây bộ ảnh xe bán tải Mazda BT50 màu xám trên phố

50+ Hình ảnh Mazda 2 2021 màu đỏ đặc biệt trên góc phố

Chùm ảnh hot Mazda BT50 2021 màu đỏ đẹp ngây ngất trên phố

Ưu – Nhược điểm của xe lắp ráp trong nước

Để trả lời cho câu hỏi nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu chúng ta cùng tìm hiểu ưu – nhược điểm của hai dòng xe này. Ô tô lắp ráp trong nước sở hữu các ưu – nhược điểm nổi bật sau đây:

Hình 1: Ưu - Nhược điểm của xe lắp ráp trong nước
Ưu – Nhược điểm của xe lắp ráp trong nước

Ưu điểm của xe lắp ráp trong nước

Chất lượng ngày càng được nâng cao: Nền công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước ngày càng phát triển trong vài năm qua. Từ đây chất lượng các dòng ô tô lắp ráp nội địa cũng được nâng cao.

Giá xe ô tô lắp ráp trong nước rẻ hơn nhập khẩu: Một trong những ưu điểm của ô tô nội địa chính là mức giá cạnh tranh so với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Các dòng xe lắp ráp trong nước có mức giá thấp hơn từ vài chục triệu cho đến cả trăm triệu so với xe nhập. Đây cũng là lý do doanh số xe lắp ráp bán ra luôn cao hơn so với xe nhập.

Bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa thuận lợi hơn: Ô tô được lắp ráp nội địa có nhiều trung tâm bảo hành, bảo dưỡng khắp cả nước, thuận tiện cho khách hàng. Bên cạnh đó dòng xe nội địa còn có nhiều chế độ hậu mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp không kém gì xe nhập khẩu.

Nhược điểm của xe lắp ráp trong nước

Bên cạnh những ưu điểm, các dòng ô tô lắp ráp trong nước còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể:

Hình 2: Ưu - Nhược điểm của xe lắp ráp trong nước
Ưu – Nhược điểm của xe lắp ráp trong nước
  • Không có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, các tính năng trên xe chưa được trang bị hoàn tất, thiếu đa dạng
  • Tay nghề lắp ráp của kỹ thuật viên, công nhân trong nước còn hạn chế
  • Một số chi tiết nội – ngoại thất của xe chưa sang trọng, chất lượng như trên dòng xe nhập khẩu.
  • Hệ thống an toàn của xe chưa hoàn thiện, tạo tâm lý lo sợ cho khách hàng

Tuy nhiên thời điểm hiện tại các dòng xe lắp ráp trong nước như Mazda, Kia, VinFast, Hyundai, Toyota được đầu tư nhà máy tỷ đô và công nghệ thậm chí còn hiện đại hơn trong các nước khác. Chất lượng các xe lắp ráp đã được kiểm chứng. Ví dụ các dòng xe lắp rắp xe Mazda 3, Xe Mazda CX5 hầu như luôn có mặt trong top 10 xe bán chạy nhất.

Ưu – Nhược điểm của xe ô tô nhập khẩu

Nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc sở hữu ưu và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm của xe ô tô nhập khẩu

Công nghệ sản xuất ô tô nhập khẩu hiện đại, tiên tiến hơn, đạt tiêu chuẩn quốc tế: Phần lớn các dòng xe nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay đến từ các cường quốc có nền công nghiệp chế tạo và sản xuất ô tô phát triển như: Anh, Đức, Nhật, Mỹ, Hàn,… đảm bảo về chất lượng, độ an toàn, tính năng và tính thẩm mỹ. Xe nhập khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế, qua nhiều khâu kiểm định cho khả năng vận hành ổn định, an toàn.

Hình 3: Ưu - Nhược điểm của xe ô tô nhập khẩu
Ưu – Nhược điểm của xe ô tô nhập khẩu

Chất lượng tốt và độ an toàn cao: Các dòng xe nhập khẩu được trang bị nhiều tính năng an toàn như cảm biến lùi, chống bó phanh cứng, phân phối lực phanh, camera sau,… đảm bảo an toàn cho người ngồi trong xe.

Thiết kế thời thượng, sang trọng: Xe nhập khẩu nguyên chiếc có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế nổi bật với ngoại thất sang trọng, bắt mắt, kiểu dáng, màu sắc đa dạng, mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Xe ngoại có lớp sơn bền bỉ, tuổi thọ cao, dùng nhiều năm vẫn sáng bóng như mới.

Nội thất tiện nghi, cao cấp: Các mẫu xe nhập khẩu được yêu thích nhờ nội thất sang trọng, tiện nghi và hiện đại. Khoang lái của xe được thiết kế rộng rãi, ghế bọc da cao cấp, các tính năng giải trí tối ưu mang đến cảm giác thoải mái, tiện nghi đến khách hàng.

Nhược điểm của xe nhập khẩu

Giá thành cao hơn: Nhược điểm lớn nhất của các dòng xe nhập khẩu chính là giá thành cao hơn từ vài chục đến vài trăm triệu so với xe lắp ráp trong nước. Xe nhập khẩu phải chịu thêm mức thuế nhập khẩu cao khi về Việt Nam.

Địa điểm bảo hành, bảo dưỡng có thể bị hạn chế: Khi mua xe nhập khẩu khách hàng khó có thể tìm kiếm địa chỉ sửa xe uy tín.

Hình 4: Nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu?
Nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu?

Tin liên quan: Top 10 lợi ích của xe ô tô mà bạn không ngờ tới

Nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu?

Nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu? Tâm lý chung của người tiêu dùng Việt chính là “Sính ngoại”. Điều này cũng dễ hiểu bởi các dòng sản phẩm nhập khẩu có chất lượng tốt hơn, được sản xuất trên dây chuyền, công nghệ hiện đại tiên tiến và được kiểm chứng trên toàn thế giới.

Song song với đó nền công nghiệp lắp ráp ô tô trong nước còn đang trên đà phát triển vượt bật, mang niềm tin đến cho khách hàng. Không thể vì thế phủ nhận các ưu điểm từ xe lắp ráp trong nước mà dòng ô tô nhập khẩu không có được.

Chính vì vậy việc nên mua xe lắp ráp trong nước hay xe nhập khẩu còn tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích, khả năng tài chính và mục đích sử dụng của mỗi cá nhân, gia đình.

Thông tin liên hệ:

Văn Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Don`t copy text!
0833223434