Tìm hiểu chung về động cơ tăng áp xe ô tô

Do động cơ của turbocharger hoạt động cần ít năng lượng do sử dụng tạo ra từ khí thải nên được đánh giá cao

Động cơ tăng áp là một bộ phận quan trọng của ô tô, nếu như thiếu chúng thì ô tô của bạn sẽ không thể hoạt động. Nhưng có thể các bạn chưa biết động cơ tăng áp là gì? Cũng như cấu tạo của chúng phức tạp như thế nào? Ngay bây giờ chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời cho các thắc mắc qua bài viết dưới đây.

động cơ tăng áp là gì

Động cơ tăng áp là gì?

Động cơ tăng áp là bộ phận bên trong xe ô tô được ứng dụng phổ biến mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng tăng áp xe ô tô là một hệ thống để nén thêm không khí đưa vào buồn đốt. Điều này làm cho buồng đốt có nhiều nhiên liệu hơn giúp tăng công suất của hỗn hợp được đốt nổ trong xilanh. Nói một cách dễ hiểu hơn thì tăng áp nạp nhiên liệu một cách cưỡng bức. Chúng không hút khí trong tự nhiên như các hệ thống thông thường.

Động cơ tăng áp có mấy loại?

Tin liên quan: Mazda 6 2021: Bảng giá lăn bánh, Thông tin Xe & Ưu đãi

Động cơ tăng áp có mấy loại?

Theo như nghiên cứu, động cơ tăng áp hiện nay được chia thành hai loại đó là turbocharger và supercharger. Hai hệ thống này có nguồn cung cấp năng lượng khác nhau. Chúng ta sẽ đi sâu và để tìm hiểu từng hệ thống:

Đối với turbocharger, dây curoa kết nối với trục khuỷu trong động nhằm tạo ra động lực để tăng áp hoạt động. Lúc này, tăng áp trở thành hệ thống kí sinh và động cơ bị giảm sức mạnh, khó khăn cho việc truyền động lực nén khí. Nhưng công suất sẽ được tăng lên do turbocharger được nối với trục khuỷu. Chúng có ưu điểm là không tạo ra hiện tượng bị trễ giống turbocharger.

Supercharge khá dễ lắp đặt với các nhà sản xuất nhưng giá cả hơn nên thông thường hay sử dụng turbocharger. Tốc độ xoay của hệ thống supercharger là 50.000 – 65.000 vòng 1 phút. Ở mức 50 nghìn vòng làm cho áp suất tăng thêm 6 – 9 psi. Hệ thống không sử dụng lực của khí thải mà dùng dây curoa với trục khuỷu để tăng áp.

Turbocharger ngược lại với supercharger là tận dụng sức mạnh của các dòng khí thải. Nguyên lý hoạt động của chúng là bố trí tuabin trên ống thoát khí thải, dòng khí sẽ làm tuabin quay. Điều này làm cho máy nén khí hoạt động đẩy khí vào trong xilanh. Hệ thống hoạt động dựa vào bơm khí thải vào buồng đốt được cấu tạo từ tuabin và bộ nén. Khí sau khi được nén sẽ được làm mát bằng bộ làm lạnh trung gian và tăng thêm mật độ trước khi vào buồng đốt.

Cấu tạo của động cơ tăng áp

Cấu tạo của hai hệ thống turbocharger và supercharger được các nhà khoa học khám phá ra và tổng hợp lại dưới đây:

Turbocharger được thiết kế từ ba phần đen xen ở giữa là các vòng bi xoay quanh một trục. Đầu của trục gắn với tuabin ở bên trong của hộp hình xoắn ốc gần giống ốc sên. Tuabin được gắn nối với ống xả nhằm làm cho trục quay khi có nước xả đi qua. Trục quay thì tuabin thứ 2 cũng quay theo giúp không khí được nén vào trong cổ góp nạp. Hệ thống turbocharger xoay rất nhanh khi ô tô chuyển động. Tuabin của chúng có tốc độ lên tới 30.000 vòng/phút. Khi chúng ta nhấn ga thì hệ thống có thể đạt 80.000 – 100.000 vòng 1 phút.

Supercharger có cấu tạo từ rất nhiều bộ phận là puly, rotors, lò xo dạng xoắn, trục ổ bi, hai ống lót đầu vào và đầu ra,…

Động cơ tăng áp là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của động cơ tăng áp

Động cơ đối với xe ô tô rất quan trọng nhưng chúng cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

Hệ thống supercharger

Ưu điểm nổi bật của supercharger:

  • Khi xe ô tô di chuyển ở tốc độ thấp, động cơ có thể nạp được rất nhiều năng lượng. Trường hợp, chúng ta tăng tốc độ, máy nén sẽ được ngay lập tức động cơ kéo và đẩy toàn bộ không khí vào buồn đốt. Xe sẽ được nạp năng lượng kịp thời khi bất ngờ tăng tốc trên đường.
  • Sức mạnh vận hành của trục khuỷu là rất lớn nên ta có thể yên tâm về hệ thống siêu nạp supercharger.
  • Hệ thống này chỉ cần lắp đặt máy nén là đủ, chúng ta không cần thiết gắn thêm tản nhiệt, tăng áp, nắp xả động cơ,… Những thứ này khá lằng nhằng và tốn thêm nhiều nhiên liệu của ô tô.

Nhược điểm của hệ thống supercharger:

  • Supercharger khi hoạt động cần sử dụng áp suất và nhiệt độ lớn nên làm giảm tuổi thọ của động cơ.
  • Hệ thống bắt buộc phải sử dụng năng lượng có sẵn nhằm sinh công cho động cơ bên trong. Lý do là supercharger hoạt động bằng lực sinh ra từ trục khuỷu thông qua dây đai.

Tin liên quan: Mazda CX-5 2021: Bảng giá lăn bánh, Thông tin Xe & Ưu đãi 

Hệ thống turbocharger

Ưu điểm của turbocharger:

  • Do động cơ của turbocharger hoạt động cần ít năng lượng do sử dụng tạo ra từ khí thải nên được đánh giá cao. Chúng ta có thể chọn sử dụng turbocharger như giải pháp tuyệt vời cho xe ô tô.

Các nhược điểm của turbocharger:

  • Độ mạnh của lực vận hành sẽ tùy thuộc vào lượng khí thải được tạo ra.
  • Tốc độ của vòng quay tuabin trong hệ thống turbocharger lớn nên sẽ tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu.
Do động cơ của turbocharger hoạt động cần ít năng lượng do sử dụng tạo ra từ khí thải nên được đánh giá cao

Lời kết

Bài viết đã giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi “động cơ tăng áp là gì?”. Qua những thông tin mà chúng tôi đưa ra, mong rằng bạn sẽ đưa ra được lựa chọn tốt nhất. Xe ô tô của đại lý Mazda Hồ Chí Minh luôn đảm bảo uy tín và chất lượng cho khách hàng. Nếu muốn mua những chiếc xe với động cơ tốt nhất hãy tham khảo tại trang web mazdamiennam.com.

Thông tin liên hệ:

 

Văn Cường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Don`t copy text!
0833223434